Những cách "luộc" linh kiện khi đi sửa Laptop


Nghề sửa đồ điện tử hiện nay đang là nghề “hot” đối với thanh niên. Các cửa hàng sửa điện thoại, sửa laptop, trung tâm bảo hành mọc ra như nấm… Nhưng trong số những cửa hàng sửa chữa này, người tiêu dùng rất khó có thể tìm ra một cửa hàng tin cậy không “luộc” đồ của khách. Nhiều thợ sửa còn rỉ tai nhau, “luộc” đồ còn “ăn” hơn cả sửa chữa thông thường…


Lợn lành thành lợn què

Anh Thành Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tháng trước, tôi mang chiếc laptop IBM T42 đến cửa hàng sửa laptop ở 132 Nguyễn Phong Sắc. Ban đầu, máy chỉ bị lỗi màn hình. Nhưng sau một tuần cửa hàng “om” máy để sửa thì phát sinh đủ thứ lỗi như lỗi chip VGA (bộ vi xử lý), thanh RAM (bộ nhớ trong)… Cuối cùng thợ không sửa nổi và trả lại máy. Đem đến một cửa hàng khác để kiểm tra mới biết một số linh kiện trong máy đã bị “luộc” gần hết. Nhưng quay lại bắt đền cửa hàng thì cũng chẳng có bằng chứng gì, đành ngậm ngùi… chịu thua”.

Điện thoại di động khi đem đi sửa cũng bị “luộc”. Anh Minh Quang (Lê Thanh Nghị, Hà Nội) đã từng đem chiếc Nokia 6020 bị rơi xuống nước đến cửa hàng sửa chữa điện thoại di động ở 179 Phố Vọng để sửa. Nhưng sau khi thợ tháo máy ra và “quát” giá sửa, thấy không thỏa đáng, anh Quang mang máy về. Khi đến một cửa hàng khác, anh được biết con chip trong máy đã… biến mất, nên máy không thể “cứu” được nữa.


Thợ sửa không thật thà có thể “luộc đồ” của điện thoại rất nhanh

Còn chị Thanh Hòa (sinh viên Trường đại học Quốc Gia) ngậm ngùi kể lại, chiếc Nokia 5300 của chị do va đập mạnh bị đứt cáp phải mang qua một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động khá “hoành tráng” ở Thái Hà để sửa. Nhân viên ở đây có thái độ phục vụ rất nhiệt tình, mức giá cũng rẻ hơn nhiều so với Trung tâm Bảo hành của Nokia báo giá… Tuy nhiên, sau khi sửa xong, mang máy về, chị mới phát hiện camera chụp ảnh bị mờ đi rất nhiều, pin cũng nhanh hết hơn, loa nghe nhạc và đàm thoại bị rè gần như không nghe được. Cẩn thận mang đến một cửa hàng gần nhà để kiểm tra, chị mới biết, camera và pin, loa Nokia chính hãng đã bị thay thế bằng phụ kiện hàng nhái Trung Quốc. Quá ngán ngẩm vì chiếc máy “xịn” thành “nhái”, chị đành bán lại cho cửa hàng với mức giá siêu “bèo” 200 ngàn đồng.

Thông thường, khách hàng ít có kiến thức về đồ điện tử, mà chỉ biết “có bệnh thì vái tứ phương”. Đây chính là cơ hội để những thợ sửa chữa “làm tiền”. Đối với một chiếc laptop, các loại chip trên bo mạch chủ, thanh RAM, ổ đĩa CD, DVD... đều là những chi tiết bị “nhắm” đến nhiều nhất. Còn đối với chú “dế” thì pin, camera chụp ảnh, màn hình cảm ứng… của những dòng chính hãng như: Nokia, Apple, Samsung cũng rất dễ bị thay thành phụ kiện Trung Quốc.

“Luộc” và “xoáy”

Hiện nay, một số cửa hàng sửa chữa điện thoại cũng có “sáng kiến” ghi lại cho khách hóa đơn sửa chữa, cấu hình máy có cả số serial của từng bộ phận, thời gian giao nhận… Điều này giúp khách yên tâm là thiết bị của mình không bị tráo đổi, đồng thời đề phòng trường hợp khách thắc mắc về vấn đề linh kiện. Nhưng thực tế, việc ghi lại các chi tiết máy cũng không tránh khỏi khả năng bị “luộc” đồ và đây lại được coi là một chiêu lừa mới của thợ sửa.

Bởi khi nhận máy và trả máy, nhân viên sẽ rất nhiệt tình hướng khách hàng tập trung vào những công việc như xác nhận tem, mác, rồi để khách yên tâm họ sẵn sàng ký tên mình lên các tem mác đó. Tất cả điều này chỉ làm cho khách hàng yên tâm và dĩ nhiên thiếu thận trọng. Đến khi đem máy về kiểm tra thì linh kiện đã bị luộc, chỉ còn vỏ bên ngoài và chữ ký đôi khi là giả mạo.

Những loại tem bảo hành được dán trên linh kiện đồ điện tử thường được cấu tạo dễ bị rách nếu có tác động mạnh. Tuy nhiên, nhiều thợ sửa “cao tay” lại dùng máy sấy hoặc xăng để lột những lớp tem này ra nên khách hàng rất khó có thể nhận biết được tem còn “zin” hay không. Một số linh kiện tương tự nếu chỉ tin tưởng vào tem dán hay nhãn mác sẽ rất dễ bị lừa: pin laptop, card VGA (bo mạch đồ họa), CPU (bộ xử lý trung tâm), ổ đĩa CD, DVD, pin điện thoại...

Nhiều cửa hàng sửa chữa đồ điện tử còn mở ra các chương trình khuyến mãi như kiểm tra laptop, xử lý hỏng hóc hay đăng ký kiểm tra tình trạng máy với mức ưu tiên miễn phí hoàn toàn. Thực tế, đây cũng chính là dịp thuận tiện để các thợ sửa biến “lành thành què” khiến cho khách hàng tuy không mất tiền nhưng “tật cũng mang”. Đối tượng dễ bị “thịt” nhất khi đi sửa laptop là phụ nữ, người trung niên và các em sinh viên, học sinh cấp III… Do đó, thợ sửa cũng “nhìn mặt” để “quát” giá và tranh thủ “luộc” đồ.

Các chuyên gia điện tử đã đưa ra khuyến cáo, nếu có đồ điện tử như máy tính để bàn hay laptop, điện thoại hỏng thì nên nhờ người thân có kinh nghiệm kiểm tra giúp. Còn nếu bắt buộc phải mang ra một cửa hàng thì nên chọn nơi quen thuộc và có uy tín.

Tại Đà Nẵng, các bạn có thể yên tâm đến với GIA TÍN Computer - 120 Nguyễn Hữu Thọ để sửa Laptop. Chúng tôi luôn lấy uy tín hàng đầu, có rất nhiều Khách hàng đã quay lại và phản hồi rất tốt về thái độ tiếp đãi cũng như cung cách sửa Laptop chuyên nghiệp của Công ty.

Phan Phương
(Năng lượng Mới số 144, ra thứ Ba ngày 7/8/2012)


Nguồn: www.petrotimes.vn

1 comments:

ze ze ze said...

Di động KingPhone sửa chữa điện thoại iPhone Samsung Xiaomi Sony Oppo uy tín tại Phan thiết
--------------------------------
Giá rẻ nhất – nhanh nhất – bền nhất – Liên hệ ngay:
Web:  sửa chữa điện thoại phan thiết
( Xem tai day): sửa chữa điện thoại phan thiết
( xem tai day ):  sua chua dien thoai phan thiet

Post a Comment